Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

SƠ LƯỢC GIÀN GIÁO ỐNG

Giàn giáo ống là hệ giàn giáo ống tuýp mạ kẽm được liên kết với nhau bởi cùm xoay mạ kẽm (cùm xoay bs1139)
 Hệ giàn giáo được sử dụng phổ biến trong ngành dầu khí, dự án thi công nhà máy lọc dầu, dự án thi công các dự án nhà máy nhiệt điện công nghiệp...




Chi tiết hệ giàn giáo gồm:
- Ống thép đúc mạ kẽm theo tiêu chuẩn BS 1139.
- Mâm giàn giáo, sàn giáo thao tác mạ kẽm có lỗ chống trượt: 1,8m 2,0m 2,5m 3,0m 4,0m...
- Cùm xoay, cùm chết, kẹp dầm.
- Nối ống, đầu nối rời mạ kẽm.
- Chân kích ống, kích tăng.


Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

MỘT SỐ QUY ĐỊNH LẮP ĐẶT GIÀN GIÁO

 Lắp đặt giàn giáo bao giờ cũng là công đoạn quan trọng và là chủ lực của một công trình xây dựng. Để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật an toàn phải sử dụng các loại giàn giáo chất lượng cao. Sau đây là một trong những hướng dẫn cơ bản để thiết lập một hệ khung giàn giáo cứng cáp và hội đủ các tiêu chuẩn cần thiết

1. Các công việc thuộc về giàn giáo phải được tiến hành từ những người, bộ phận có kiến thức và kinh nghiệm liên quan:



Đối với giàn giáo xây dựng và thi công (giàn giáo ống, giáo H, giáo nêm, ...)

Người lao động phải đủ sức khỏe, trong đó bao gồm không sợ độ cao.

Đối tượng được đào tạo bài bản và được hướng dẫn chuyên biệt cho mục đích liên quan đến giàn giáo.

Phải có chứng chỉ tham gia các tập huấn về an toàn lao động, phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết.

2. Trước khi lắp đặt giàn giáo yêu cầu phải kiểm tra chất lượng giàn giáo và các chứng nhận xét duyệt chính thức bao gồm bản vẽ thiết kế và chú thích...Trong quá trình lắp đặt yêu cầu phải có giám sát chỉ đạo của bộ phận kỹ thuật và liên quan.

3. Mặt bằng nơi lắp đặt dàn giáo phải ổn định và có rãnh thoát nước tốt. Cột đỡ dàn giáo và giá đỡ phải được đặt thẳng đứng và được giằng neo theo đúng thiết kế. Chân cột đỡ phải được kê đệm chống lún, chống trượt, cấm dùng gạch, đá hay ván gẫy để kê đệm.

Đối với loại giàn giáo khung

1. Số lượng móc neo hoặc dây chằng của Giàn giáo và giá đỡ phải tuân theo đúng thiết kế. Không cho phép neo vào các bộ phận kết cấu có tính ổn định kém như lan can, ban công, mái đua . . .

2. Chiều rộng sàn thao tác của dàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1,0m. Sàn phải được lát bàng ván sao cho bằng phẳng, đầu ván phải khít và ghìm chắc vào sàn. Ván sàn phải bảo đảm độ bền, không mục mọt, nứt gẫy. Giữa sàn và công trình phải chừa một khe hở 10cm. Tốt nhất vẫn nên sử dụng sàn coppha nhôm  hoặc sắt để đảm bảo an toàn khi thi công.

3. Đối với giàn giáo cao từ 6m  trở lên phải làm ít nhất hai sàn công tác . Sàn phía trên để làm việc, sàn phía dưới để bảo vệ .Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không có biện pháp bảo vệ an toàn (sàn hoặc lưới bảo vệ )

4. Đối với giàn giáo cao trên 12m phải dành hẳn một khoang giàn giáo để làm cầu thang lên xuống. Cầu thang phải có độ dốc không quá 60 độ và có đặt tay vịn. Nếu dàn giáo không cao quá 12m thì có thể thay cầu thang bằng thang tựa hay thang dây với chất lượng tốt.

5. Các lối qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải được che chắn bảo vệ phía trên để đề phòng vật liệu , dụng cụ rơi xuống trúng người.

6. Tải trọng đặt trên giàn giáo và giá đỡ phải phù hợp với thiết kế. Cấm người, vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ để tránh dẫn tới vượt quá tải trọng cho phép.

7. Tuyệt đối không cho phép các vật nặng đang cẩu chuyển va chạm vào giàn giáo hay giá đỡ hay đặt mạnh lên mặt sàn thao tác.

8. Đội trưởng phải kiểm tra giàn giáo, giá đỡ để tin chắc là đủ bền trước khi cho công nhân lên làm việc hàng ngày. Mỗi khi phát hiện thấy hiện tượng hư hỏng của giàn giáo, giá đỡ phải tạm ngừng công việc và thực hiện ngay biện pháp sửa chữa thích hợp mới được tiếp tục cho làm việc trở lại.

9. Hết ca làm việc không cho phép lưu lại trên giàn giáo vật liệu, dụng cụ.

10. Tháo dỡ giàn giáo phải làm theo trình tự ngược lại với lắp dựng, phải tháo từng thanh, tháo gọn từng phần và xếp đặt chúng vào chỗ quy định. Nghiêm cấm tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật hay xô đổ chúng.

Dựng – gỡ giàn giáo bằng thép cách đường dây điện không quá 5m phải báo xin cắt điện liên tục cho đến khi hoàn tất công việc mới đóng điện trở lại. Phải có biện pháp bảo đảm an toàn chống sét ngay khi dựng giàn giáo kể từ độ cao 4m trở lên, ngoại trừ trường hợp giàn giáo ở trong phạm vi bảo vệ chống sét đã có sẵn.

Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra tình trạng hoàn hảo an toàn của hệ giàn giáo.

TẢI TRỌNG CỦA DÀN GIÁO YẾU TỐ CỰC KỲ QUAN TRỌNG

TẢI TRỌNG CỦA GIÀN GIÁO YẾU TỐ CỰC KỲ QUAN TRỌNG

 Với công việc sản xuất giàn giáo ( giàn giáo ống, giáo H, giáo nêm,...) người ta cần tính toán các thông số để xác định được tải trọng để tiến hành lắp đặt.

 Tải trọng của giàn giáo xây dựng giải pháp an toàn

Trong thi công bộ phận thiết bị quan trọng này phải đủ khả năng chịu lực mà không bị phá hoại bởi tải trọng đồng thời chúng phải qua ít nhất 4 lần thử nghiệm và tính toán, để hệ thống được an toàn.


Phân loại tải trọng:
- Tải trọng nặng: Áp dụng đối với loại mang trọng tải khoảng 375 kg/m2 dùng để xây gạch, đá, cùng những vật liệu nặng để trên sàn công tác thông thường chúng được sử dụng trong giai đoạn đầu khi thi công. Sử dụng để đỡ coppha cho kết cấu dầm trong việc xây dựng nhà cao tầng, việc sót tải trọng sẽ dẫn tới sự cố hệ thống không chịu đủ tải trọng dẫn tới sự cố nghiêm trọng
- Tải trọng trung bình: Được áp dụng với những tải trọng công tác từ 250kg/m2 được sử dụng để người đúng và phun vữa trát tường, nói chung chúng được sử dụng trong khâu hoàn thiện công trình.
- Trọng tải nhẹ: Áp dụng cho loại giàn giáo xây dựng mang tải trong công tác từ 125kg/m2 trở xuống sử dụng cho người và dụng cụ lao động, tải trọng nhẹ thường sử dụng để thi công bảng hiệu cho các công trình.
- Tải trọng đặc biệt: áp dụng để mang các vật liệu kèm theo.

PHỤ KIỆN NỐI ỐNG CỦA GIÀN GIÁO ỐNG


Trong giàn giáo ống, phụ kiện để nối ống dùng để liên kết các ống với nhau theo chiều dài, bằng phương pháp đối đầu. Mối nối phải bố trí thích hợp vào những chỗ momen uống bằng không. Phụ kiện nối chia làm 3 loại :
Ống nối bs1139 (măng xông): thích hợp với các ống nằm ngang
– Trục nối: sử dụng cho các ống đứng (cột, thanh đứng…)
– Phụ kiện nối hỗn hợp: vừa là ống nối, vừa là trục nối, được bổ sung thêm trục chốt để đảm bảo chịu kéo.
Cơ sở kết cấu của ống nối là hai miếng ốp bên ngoài ống, xiết chặt vào thành ống nhờ bulong.
Ống nối chịu momen uốn tốt, chịu lực dọc trục kém. Ngược lại, trục nối chịu lực dọc tốt, chịu uốn kém và không chịu được kéo. Do đó cần kết hợp để dùng sao cho thích hợp với đặc tính chịu lực của chúng. Ví dụ: ống nối kết hợp với trục nối, thêm chốt vào trục nối để chịu được lực kéo, nén, uốn.
Trục nén bằng kim loại, có đường kính ngoài nhỏ hơn đường kính trong của ống một chút, ở giữa trục nối có gờ bằng đường kính ngoài của ống để đỡ ống trên



Đôi khi trục nối và ống nối được khoan lỗ xuyên để cắm chốt, bảo đảm chịu được lực kéo. Ống nối được quy định đặt ở những điểm có momen uốn bằng không, trục nối khi không có các cơ cấu đảm bảo về chịu kéo.

ƯU ĐIỂM CỦA GIÀN GIÁO CÔNG CỤ

 Ngày nay, trong công tác ván khuôn, hầu như người ta dùng giàn giáo công cụ. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, không có điều kiện sử dụng giàn giáo công cụ, mới dùng giàn giáo theo lối cũ ( sản xuất, lắp dựng giàn giáo tại chỗ, sau khi thi công xong lại tháo rời, tốn vật liệu và công lắp dựng, tháo dỡ ).

Giàn giáo ống bs1139 dùng làm phương tiện thi công

Các bộ phận giàn giáo đều gọn nhẹ, chỉ cần một hoặc hai công nhân là có thể mang vác dễ dàng.
Lắp dựng, tháo dỡ nhanh chóng, đơn giản. Các bộ phận lắp ráp được liên kết bằng bulông hoặc chốt nên khi lắp, tháo ít bị hư hỏng;
Do các bộ phận được gia công tại nhà máy nên chất lượng bảo đảm, có điều kiện kiểm tra các yêu cầu về kỹ thuật theo thiết kế;
Cấu tạo thích hợp với đặc điểm thi công ván khuôn. Việc lắp, tháo tiến hành theo một trình tự hợp lý, nhanh chóng do có cơ cấu điều chỉnh độ cao. Có biện pháp ngăn ngừa trước những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra nên tính an toàn lao động cao.
Vật liệu được sử dụng một cách tiết kiệm: Do có thiết kế điển hình và các bộ phận chủ yếu được chế tạo tại nhà máy nên có điều kiện lựa chọn hợp lý tiết diện cũng như lựa chọn vật liệu ( tránh được tình trạng người thiết kế phải dùng hệ số an toàn cao do thiếu tin tưởng về vật liệu và chất lượng gia công chế tạo).
Có thể luân chuyển được nhiều lần.

PHÂN BIỆT GIÀN GIÁO NGOÀI VÀ GIÀN GIÁO TRONG


 Giàn giáo là thiết bị công tác sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng, cả công nghiệp lẫn xây dựng, giàn giáo có nhiều bộ phận nhưng quan trọng nhất là khung và mâm giàn giáo dùng để đỡ người và các công cụ, thiết bị thi công.

 Khái niệm: Giàn giáo trong và giàn giáo ngoài một khái niệm có lẽ không mới với người trong ngành xây dựng nhưng đối với người ngoài thì phần đa chúng ta chưa hiểu.
- Giàn giáo ngoài tức là các công tác hoàn thiện như trát, ốp và kể cả sơn bả nếu phải bắc giáo, kể cả công tác bắc giáo an toàn. Cách tính diện tích giàn giáo ngoài là lấy bằng diện tích hình chiếu đứng của kết cấu cần hoàn thiện.
- Giàn giáo trong: chỉ được tính khi thi công ở trên độ cao 3,6m và cho tất cả các công tác từ công tác xây trát, ốp lát, .....
Như vậy: Khái niệm giàn giáo trong, giàn giáo ngoài chủ yếu để những nhà quản lý tính toán lập dự toán khối lượng công trình.

Giàn giáo ống bs1139 được dùng trong công tác đóng tầu hàng hải.

Phân biệt:
- Trong công việc thi công lắp dựng giàn giáo thì gồm hai phần: 1 phần trong nhà để công nhân đứng trong nhà xây tường, còn 1 phần giáo ở phía ngoài nhà thì để mắc lưới, võng an toàn. Như vậy khái niệm giàn giáo trong, giàn giáo ngoài chỉ biểu thị mục đích của chúng mà thôi.

- Với mục đích sử dụng phục vụ cho công tác trát, sơn, bả: được gọi là giàn giáo trong vì trong công tác phun vữa, sơn, bả matit… được sử dụng ở bên trong nhà. Có những trường hợp như khi xây người ta lắp giàn giáo phía trong và đứng ở bên trong xây nhưng không thể đứng trong mà trát ở ngoài trường hợp này người ta gọi là giàn giáo ngoài.

- Giàn giáo ngoài bắt buộc phải có đối với nhà cao tầng,  giàn giáo này ngoài mục đích là phục vụ cho công tác tô trát bên ngoài còn có mục đích là bao che, thời gian lắp dựng được tính từ lúc đổ sàn tầng 1 đến lúc hoàn thiện xong phần tường ngoài.

- Đối với những nhà mặt phố nhỏ: giàn giáo ngoài được tính cho những công trình có chiều cao  nhỏ hơn 16m nhưng những nhà mặt phố nhỏ, hẹp vẫn phải sử dụng giàn giáo ngoài, mục đích chính là để thi công các công tác hoàn thiện bên ngoài như tô trát sơn .... 

 Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng chủ yếu áp dụng các phương pháp đấu thầu vì thế việc hoạch định chi phí giàn giáo là cần thiết để biết được mức giá bỏ thầu. Mặt khác một doanh nghiệp khi kinh doanh phải đảm bảo mình có lãi vì thế cần tìm hiểu kỹ lưỡng về việc tính toán thiết bị xây dựng.